Phân chia công việc nhà, có sức mạnh đáng ngạc nhiên
Công việc nhà là tình yêu thương hướng về gia đình, và là công việc mà tất cả thành viên gia đình phải làm.
Chuẩn bị bữa ăn, rửa bát, giặt quần áo, làm sạch, dọn dẹp nhà, vứt rác, đi chợ v.v… Công việc nhà tiếp diễn không bỏ qua một ngày, dầu làm nhưng không ai nhận ra, và nếu không làm thì tỏ ra ngay lập tức. Mặc dù thể như là việc đơn giản và vặt vãnh, nhưng có nhiều gia đình nảy sinh mâu thuẫn do công việc nhà.
“Giúp làm việc nhà một chút thì có chết ai đâu chứ?”, “Anh làm việc cả ngày về nhà mà bắt anh làm việc thể này nữa ư?”, “Hãy kệ để mẹ làm.”… Như vậy, vấn đề không phải là công việc nhà nhưng ấy là do suy nghĩ của thành viên gia đình khác nhau. Thực ra, có thể thấy công việc nhà là việc phiền toái và là việc chẳng ra gì. Tuy nhiên, trong đó có ý nghĩa quan trọng mà chúng ta không được bỏ qua.
Công việc nhà là điều trông nom gia đình vì sinh kế gia đình. Nếu đầy bát bẩn trên bồn rửa bát tỏa mùi hôi, tủ lạnh trống rỗng, những đồ vật rải rác với các loại rác thải, và phải mặc áo bẩn do không ai giặt quần áo, thì liệu gia đình có thể cảm nhận được sinh lực hoặc sức sống nào chăng? Nếu sống ở trong ngôi nhà như thế này thì cả thể xác lẫn tấm lòng đều trở nên hoang tàn mà thôi.
Trong đồ ăn mà mẹ đã dành thời gian, nỗ lực bằng lòng thành và nấu, có chứa đựng không chỉ chất dinh dưỡng mà còn chứa cả tình yêu thương hướng về gia đình nữa. Gia đình ăn đồ ăn đó có thể cảm thấy hài lòng và đồng thời có thể giao tiếp và hòa thuận với nhau trong khi dùng bữa. Việc giặt quần áo và làm sạch nhà cũng là việc thiết cần tình yêu và hy sinh. Gia đình có thể cảm nhận sự ổn định và nghỉ ngơi của tấm lòng nhờ tình yêu thương mà được truyền đạt thông qua công việc nhà một cách gián tiếp.
Công việc nhà là việc của mọi thành viên gia đình
Vào thời đại gia trưởng xưa, công việc nhà đều là phần việc của người mẹ, nhưng bây giờ cả thời đại lẫn cách suy nghĩ cũng đều thay đổi nhiều rồi. Hãy quả cảm phá vỡ suy nghĩ rằng người cha chỉ cần làm việc công sở, người mẹ chỉ cần làm việc nhà, các con cái chỉ cần học tập. Không chỉ riêng gia đình hai vợ chồng cùng đi làm, mà kể cả gia đình có người mẹ làm nội trợ, cũng cần phân chia công việc nhà.
Nếu một người phụ trách hết thảy công việc nhà thì dầu các thành viên gia đình còn lại cảm thấy thoải mái nhưng sau này sẽ có tác dụng phụ. Chẳng hạn, nếu một mình người vợ gánh vác tất thảy mọi công việc nhà, còn người chồng và các con cái không bao giờ động tay đến công việc nhà, thì vào ngày người vợ vắng nhà, các thành viên gia đình còn lại phải nhịn đói hoặc mua cơm ở bên ngoài, hay nếu người vợ bị đau ốm nằm bệt giường thì ngôi nhà sẽ trở nên lộn xộn mà thôi.
Tham gia công việc nhà không phải là việc phân công lao động, mà là công việc chứng minh rằng mình là thành viên trong gia đình. Nếu là thành viên gia đình sống cùng nhau thì đương nhiên phải tham gia công việc nhà. Theo kết quả nghiên cứu thì càng là gia đình phân công vai trò một cách cân bằng thì càng cảm thấy hài lòng. Dầu gia đình ở trong một ngôi nhà, nhưng mỗi người hay dành thời gian riêng rẽ như chơi máy vi tính, xem ti vi v.v… nhưng nếu phân chia công việc nhà thì có thể tự nhiên mà gặp cơ hội giao tiếp, và nhận biết được rằng các thành viên gia đình là sự tồn tại thiết cần cho nhau.
Hơn nữa công việc nhà là phương tiện bày tỏ tình yêu thương đối với gia đình và nhà. Khi làm việc nhà thì hãy tình nguyện suy nghĩ rằng đó là một phần của sinh hoạt, giúp bản thân cùng gia đình ăn ở trong môi trường dễ chịu hơn là làm một cách miễn cưỡng trong khi nghĩ rằng “Không còn cách nào khác!” Nếu làm bằng tấm lòng thể này thì công việc nhà sẽ là niềm vui chứ không phải là lao động.
Hãy giữ vị trí của người cha trong gia đình
“Tôi thích mẹ. Vì mẹ yêu tôi / Tôi thích tủ lạnh. Vì nó cho tôi đồ ăn / Tôi thích chú cún con. Vì nó chơi với tôi / Nhưng tôi không biết vì sao có bố.”
Đây là thơ trẻ em đã trở thành chủ đề lớn trên Internet cách đây không lâu. Thật cay đắng biết bao hình ảnh của gia trưởng mất vị trí trong nhà dầu phấn đấu ở bên ngoài. Vì thời gian người cha ở nhà ít, và nếu không làm việc gì trong nhà thì sự tồn tại của người cha đối với con cái sẽ càng mơ hồ. Nếu người cha tin rằng mình đã làm hết trách nhiệm của gia trưởng với việc kiếm chi phí sinh hoạt, và từ chối làm công việc nhà vì cớ phiền toái thì người cha không thể không bị xa lánh một cách tự nhiên. Người cha nên tích cực tham gia làm việc nhà để giữ vị trí của người cha trong gia đình.
Hình ảnh của người cha nằm xem ti vi hoặc ngủ cả ngày gây ảnh hưởng không tốt cho các con cái. Tại vì đó là tấm gương dạy dỗ sinh hoạt lười biếng. Điều hiệu quả hơn sự người mẹ giải thích về việc nhà hoặc phân chia việc nhà, là chính người cha làm gương trước mặt con cái. Nếu một mình người mẹ làm hết thảy việc nhà thì con cái cũng giao việc làm của mình cho mẹ, nhưng nếu người cha tiên phong và làm việc cùng nhau thì con cái cũng có thể tự làm việc nhà của mình với bầu không khí tự nhiên. Thật không quá lời khi nói rằng tính tự chủ và năng lực phân chia của con cái được quyết định tùy theo người cha tham gia vào việc nhà và việc chăm con tích cực thế nào.
Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu Xã hội Y tế Hàn Quốc vào năm ngoái thì người chồng nghĩ rằng mình làm đủ việc nhà nhưng người vợ đánh giá rằng chồng không giúp đỡ. Nếu nghĩ rằng “Tôi có thể giúp khi vợ mệt mỏi và bận rộn, nhưng đó không phải là việc của tôi.” thì đó là người tiêu cực. Hãy giang tay vì vợ và các con cái yêu dấu mặc dù thân xác mệt nhọc. Càng là gia đình hạnh phúc thì người chồng càng tham gia việc nhà tích cực.
Hiệu quả của việc nhà cho trẻ con
“Sai con làm việc nhà một lần thì có nhiều việc tôi phải trông coi.”, “Thiếu thời gian học bài mà làm việc nhà để làm gì…”
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng thà làm một mình là tốt hơn chứ không sai con làm việc nhà do nhiều lý do thế này thế nọ. Tuy nhiên, các con cái không thể học tập việc nhà ở trường hoặc thông qua sách, nên sai trẻ con làm từng chút một từ hồi bé là việc đúng đắn. Làm việc nhà không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là giảm bớt công việc của cha mẹ, mà còn có hiệu quả giáo dục lớn lao.
Nếu trẻ con đảm nhận một việc nào đó thì có thể học tập tấm lòng trách nhiệm. Hơn nữa, nếu làm việc nhà được giao phó thì có được lòng tự tin rằng một mình mình cũng có thể làm nên được. Điều này thật hiệu quả trong việc nuôi dưỡng lòng tự tôn của trẻ con. Không chỉ vậy thôi, thông qua quá trình hình thành thói quen tính toán và sắp xếp thứ tự của công việc từng lúc, con cái có thể học được năng lực suy nghĩ, sanh ra tính tò mò; và sức hành động, sự tập trung, sự tích cực tăng lên. Nhờ cùng làm việc nhà, các con cái cũng có thể học được tấm lòng phụng sự vì gia đình.
Khi sai trẻ con làm việc nhà thì phải sai việc thích hợp với tuổi con. Con cái 2-3 tuổi có thể dọn dẹp đồ chơi hoặc cắm sách vào giá sách. Hãy thử sai trẻ con tiểu học, là thời kỳ có tính tự lập, công việc vo gạo, phân loại và cho quần áo vào máy giặt. Nếu hơn 10 tuổi thì có thể trực tiếp giặt giày của mình.
Ban thời gian cảm nhận gia đình hạnh phúc và hòa thuận, dạy phương pháp nỗ lực và giúp đỡ lẫn nhau, là việc cần thiết đối với trẻ con, còn hơn là hy sinh và phụng sự vô điều kiện vì trẻ con. Song, đừng nên đổ trên con cái trách nhiệm mà đáng lẽ ra người lớn phải gánh chịu, hoặc sai làm bất cứ mọi việc nhà mà không hề nghĩ đến tình huống và điều kiện.
Phương pháp phân chia công việc nhà
1. Hãy làm việc mỗi người có thể làm tốt
Hãy phân chia công việc nhà tùy theo công việc mỗi người thích làm hơn là phân chia đều theo số thành viên gia đình hoặc theo giới tính, vai trò truyền thống. Mỗi người có lĩnh vực mình có thể làm tốt và thích thú hơn. Ví dụ như người mẹ có tài nấu cơm giỏi nên đảm nhận việc nấu nướng, người cha có tính cách sạch sẽ thì nên đảm nhận việc dọn dẹp làm sạch, còn con trai làm tốt việc sắp xếp chỉnh lý thì nên đảm nhận việc gấp quần áo v.v… Như thế này, hãy để thành viên gia đình chọn công việc mình có thể làm tốt trước, rồi cùng nhau làm công việc còn lại.
2. Tỷ lệ phân chia không quan trọng
Không phải phân biệt lượng công việc nhà một cách bình đẳng là hòa thuận đâu. Gia đình hạnh phúc không gắn chắc với việc ai làm nhiều công việc nhà hoặc ai làm ít công việc nhà đâu. Có vợ chồng không thỏa mãn dầu đã phân chia công việc nhà với tỷ lệ 50:50, còn cũng có gia đình không phàn nàn dầu một bên làm nhiều công việc nhà hơn. Trạng thái tinh thần đối với công việc nhà và sự cả gia đình nỗ lực đảm nhận công việc nhà cùng với nhau là điều quan trọng hơn vấn đề ai đảm nhận việc gì.
3. Hãy linh động tùy theo tình huống
Dầu đã phân chia công việc nhà nhưng không thể lơ là công việc của người khác sau khi mình đã kết thúc việc làm của mình. Giả sử người chồng đảm nhận làm sạch sàn nhà phòng khách, đã đi làm ca đêm về nhà muộn, mà người vợ bắt làm sạch một cách ép buộc theo nguyên tắc thì chẳng phải quá lạnh nhạt hay sao? Lúc đó, người khác nên làm thay thế hoặc lùi sang hôm sau là phương pháp sáng suốt. Hãy ưu tiên gia đình trước bằng tấm lòng quan tâm và yêu thương, chớ bị ràng buộc bởi vai trò hoặc nguyên tắc.
4. Dầu không làm được tốt thì cũng chớ phê phán
Một trong những lý do người chồng và các con cái không thích làm công việc nhà là do họ không được bồi thường tốt dầu đã làm dốc sức. Không phải họ luôn muốn được bồi thường nhưng nếu bị mắng thì sẽ đánh mất tấm lòng muốn làm việc nhà. Con người không thể làm hoàn thiện việc mà mình chưa làm bao giờ từ ban đầu. Mặc dù có điểm thiếu sót thì cũng chớ chỉ trích hoặc làm lại, mà hãy khen thưởng với tấm lòng rộng rãi. Khen thưởng và khích lệ là bồi thường lớn nhất.
5. Hãy giảm công việc một cách tối đa
Không tạo ra công việc nhà là tốt nhất nhưng dầu chúng ta chỉ ngồi yên thì ngày nào công việc nhà cũng phát sinh. Tuy nhiên, có mẹo giảm công việc một chút. Sau khi sử dụng đồ vật, nếu để đồ vật ở bất cứ nơi nào thì lại sanh “công việc” dọn dẹp, nhưng nếu để đồ vật ở vị trí của nó thì sẽ chẳng sanh công việc. Nếu cởi tất để trên sàn thì sanh công việc cho người làm sạch, nhưng nếu cho tất vào giỏ đựng đồ giặt ngay từ ban đầu thì không sanh công việc. Hãy có thói quen vứt rác vào thùng rác mỗi khi có rác thải.
6. Không cần hoàn thiện
Nếu không phải là nhà mẫu để cho người khác thấy, mà là không gian chúng ta sinh hoạt hàng ngày thì không thể hoàn thiện được đâu. Mục đích của chúng ta không phải là luôn lau, quét nhà sao cho sống ở nơi không có bụi. Điều quan trọng là hạnh phúc của gia đình – những người sống ở trong đó. Khi mệt mỏi, hãy hạ xuống mức độ công việc nhà. Điều chỉnh công việc nhà phù hợp trong phạm vi giữ sức khỏe và hạnh phúc của gia đình, cũng là sự khôn ngoan.
Có điều mà gia đình hạnh phúc không quên làm sau khi kết thúc công việc nhà. Đó chính là biểu hiện cảm ơn. Nếu muốn khiến cho đối phương kiệt sức thì có thể nói rằng “Con đã làm việc đáng lẽ phải làm, mà kể công làm gì?”, nhưng nếu không muốn như vậy thì hãy nói rằng “Nhờ con giúp đỡ nên mẹ có thể làm dễ dàng.”, “Nhờ anh, gia đình chúng ta có thể ăn ở thoải mái.”, “Hôm nay anh cũng vất vả rồi. Em sẽ xoa bóp cho.” Có vẻ chẳng đáng gì nhưng ấy sẽ là thuốc bổ làm tan biến sự mệt mỏi.